Sinh ra không chọn kiếp khổ

Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh

Iron Woman: Tạ Thị Hồi Nguyễn Thị Mùi

Tên bài dự thi: Sinh ra không chọn kiếp khổ

Sinh ra không chọn kiếp khổ

Mẹ …

Cô sinh ra ở vùng quê trong 1 gia đình có 5 người con, 4 gái 1 trai- kiểu gia đình phổ biến ở làng quê vào những năm 80. tôi có rất nhiều bác.

Nhà cô nghèo không có tiền để mua cho mỗi đứa bộ sách vở riêng, chỉ dùng chung, vào hè, có những trưa cô trốn thầy cùng em đi bắt tôm bán lấy tiền để về nhà bị thầy đánh cho lằn mấy con trạch trên mông. Cô thương thầy u

Cô nhỏ con nhưng thằng nào dám trêu cô ở trường là cô cho đầu nó sưng u cục xong chạy về méc mẹ. Cô ghê gớm

Có lần bố cô cho cô lên nhà bác ở thành phố, khi ấy cô 6 tuổi, thầy cô không có tiền cho cô ăn kem kẹp bánh mì – cái món mà trẻ con thích ghê gớm lắm, đến nơi bác cô hỏi cô đã được ăn thử món kem chưa, cô đáp rằng thầy đã cho cháu ăn rồi. Cô biết điều

Cô lấy chồng năm 24 tuổi, vấn dề không phải tuổi tác mà là mẹ chồng cô, bả khó tính "lạ thường". BÀ KHÔNG ưa cô và cô cũng là 1 nơi để bao sự bực tức của bà trút lên. Khi thì bà cho xương gà vào quần áo đang phơi của cô, khi thì bà gọi cô là đồ nhà quê và nói mấy câu đụng chạm...cô đều nhịn. Đỉnh điểm là khi bà đuổi 2 vợ chồng ra khỏi nhà với câu nói “dân hà nội đi thuê nhà cho quen ” . Vui vui thì cô vẫn châm biếm rằng bà mẹ chồng trên phim “Sống chung với mẹ chồng” vẫn còn hiền chán 

Cô đi thuê nhà 15 năm trên đất hà nội, căn nhà thuê ngót nghét 10 mét vuông cho gia đình 4 người sinh sống. Hiện tại sống trong căn nhà thuê điều kiện tốt hơn xưa, cô hay nhớ cái nóng về đêm trong căn nhà ngày xưa không điều hòa, có cái quạt rách là phe phẩy mấy ngọn gió nhỏ, con cô nằm áp bụng xuống sàn nhà cố lấy được ít hơi mát từ cái sàn lát gạch. Cô mong muốn có 1 căn nhà hơn ai hết

nhưng trời không phụ lòng người, sau nhiều năm bôn ba vất vưởng thì cuộc sống của gia đình cô cũng đã được cải thiện nhiều phần

Bà …

Năm đó bà 10 tuổi, bố mẹ và anh trai bà mất, để lại bà côi cút 1 mình, sau đó bà chuyển ra sống với gia đình người dì

Bà bán hàng từ nhỏ không được đi học đến nơi đến chốn nhưng vẫn kiếm được cơm ăn việc làm tại 1 xưởng dệt trong thành phố

Bà lấy chồng khi gần 40 tuổi và có ba đứa con

Chồng bà bị lũ đầu đường xó chợ đánh vỡ đầu, đi kiện cho chồng 5 năm ròng rã nhưng cũng chẳng nhận lại được hồi đáp gì vì đây vốn là chuyện của xã hội – như người ta nói

Một thân bà nuôi 3 đứa con ăn học đến hết cấp 3, riêng với cậu út - bố tôi là đến đại học, khi ấy bà đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn đi bán phở kiếm tiền vì sinh viên đại học thì làm gì có tiền.

Đối với tôi bà là 1 người 2 mặt, dù bà khắt khe với mẹ tôi nhưng bà lại đối xử ân cần với tôi, với những đứa cháu của bà, tôi khó có thể ghét bà được vì bà là người có công sinh thành bố tôi, bế ẵm chăm lo tôi từ khi tôi còn nhỏ

Một kỉ niệm là khi tôi- cháu bà, xin bà tiền để ăn cái nem chua bán ở lề đường, bà cho 15 nghìn mua hẳn 3 cái luôn, vì đấy mà nó quý bà lắm, 15 nghìn vào năm 2010 là được bát phở ngon lành rồi.

Ngày xưa vào những tối tôi không ngủ được, bà vỗ về và xoa lưng cho tôi ngủ (chắc cũng nhiều người được bà xoa lưng lúc còn nhỏ, nhưng giờ lớn rồi, cũng chẳng còn ai xoa lưng hay hát cho ma ngủ nữa, những buổi đêm đấy trở thành kí ức không thể lãng quên của thời thơ ấu của tôi)

Tôi…

Bà không ưa mẹ tôi, mẹ tôi cũng chẳng ưa bà còn tôi trải qua sự khó xử của người ở giữa. Bao nhiêu năm nay tôi đã chấp nhận sự thật rằng gia đình mình không thể hàn gắn và có lẽ như này là tốt nhất. Tôi đã từng bị bắt phải đưa ra lựa chọn giữa 2 người nhưng tôi chẳng thể làm được…càng lớn tôi mới càng ngộ ra rằng việc họ không thích nhau không ngăn được tình cảm tôi dành cho cả hai cũng như là những dòng tâm sự tôi đã viết ra trên đây.  Bỏ qua sự thật rằng sợi dây ràng buộc giữa 2 người không phải là sợi vải, sợi chỉ mà nó là xích sắt, họ vẫn sẽ mãi là những người phụ nữ mà tôi yêu thương và trân trọng vô ngần

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây